Vai Trò Của Blockchain Trong Quá Trình Chuyển Đổi Số Ở Việt Nam
Chuyển đổi số tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với việc doanh nghiệp B2B, B2C áp dụng công nghệ mới là Big Data, IoT, Cloud… vào hoạt động kinh doanh, điều hành, xây dựng văn hóa công ty… Để quá trình chuyển đổi số được thuận lợi, Blockchain là công cụ không thể thiếu.
Vậy Blockchain là gì và vai trò của Blockchain trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam như thế nào? Bạn sẽ tìm được câu trả lời chi tiết cho câu hỏi trên trong bài viết tại bet999.io website.
Blockchain Là Gì?
Blockchain hãy chuỗi khối là một sổ cái (immutable ledger) được chia sẻ, bất biến và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ghi lại các giao dịch được thực hiện và theo dõi tài sản trong mạng lưới hoạt động kinh doanh.
Một tài sản được theo dõi có thể là hữu hình như nhà, xe hơi, đất đai, tiền mặt hay vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền… Hầu như mọi thứ đề có thể được theo dõi và tiến hành giao dịch trên mạng lưới Blockchain để giảm thiểu rủi ro và cắt giảm chi phí cho những bên liên quan.
Mục đích của công nghệ Blockchain là khắc phục những hạn chế của lưu trữ đám mây về giá cả, hiệu suất và độ tin cậy. Các nhà cung cấp dịch vụ Blockchain đã tuyên bố rằng nền tảng phi tập trung như Blockchain có khả năng phục hồi tốt hơn trước những sự cố ngừng hoạt động của máy chủ hay sự cố khác và hầu như không thể xâm phạm trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Vai Trò Của Blockchain Trong Quá Trình Chuyển Đổi Số Ở Việt Nam
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tích cực sử dụng công nghệ điện toán đám mây như đám mây lai, các ứng dụng gốc trên đám mây… để thực hiện quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của mình – digital transformation (DX). Vậy Blockchain đóng vai trò như thế nào và được sử dụng ở đâu?
Dựa trên cấu trúc liên kết ngang hàng P2P, Blockchain đã giúp làm tăng tính minh bạch trong hoạt động giao dịch cho tất cả mọi người hoặc một nhóm người được chọn. Công nghệ Blockchain đã làm tăng hiệu suất giao dịch xuyên biên giới, khả năng phục hồi dữ liệu đỉnh cao cùng bảo mật chặt chẽ. Đồng thời, chi phí kinh doanh được giảm xuống.
Đối với doanh nghiệp, Blockchain làm tăng tính minh bạch giao dịch bằng cách:
- Tạo các mạng liên lạc trong thời gian thực, an toàn với các đối tác trên toàn cầu.
- Tạo mạng thanh toán để bảo mật khi liên lạc di động và chia sẻ dữ liệu.
Ứng Dụng Của Blockchain
Hoạt động kinh doanh được tiến hành dựa trên thông tin được cung cấp và được nhận. Thông tin được trao đổi càng nhanh và chính xác thì tốc độ giao dịch kinh doanh càng trở nên lý tưởng nhất.
Blockchain là công cụ lý tưởng để thực hiện điều đó nhờ khả năng cung cấp thông tin ngay lập tức, có thể chia sẻ rộng rãi và hoàn toàn minh bạch. Tất cả những giao dịch chuyển giao đều được lưu trữ trên sổ cái bất biến mà chỉ các thành viên trong mạng kết nối mới có thể truy cập.
Mạng Blockchain cung cấp nhiều tính năng như theo dõi đơn đặt hàng, hoạt động thanh toán, theo dõi tài khoản, theo dõi hoạt động sản xuất và nhiều hơn nữa. Do các thông tin được chia sẻ đều là sự thật, được hình thành tự động nên bạn có thể xem chi tiết giao dịch chuyển đổi từ đấu đến cuối, tạo nên hiệu quả và mở ra những cơ hội mới.
Blockchain được biết đến nhiều nhất là nền tảng mà qua đó Bitcoin và các loại tiền điện tử khác được tạo ra. Nhưng ở thời điểm hiện tại, công nghệ này đã nhanh chóng được các doanh nghiệp hàng đầu áp dụng.
Một số công ty lưu trữ hỗ trợ Blockchain ban đầu tập trung vào hoạt động cung cấp dịch vụ Cloud với giao diện thân thiện với người dùng tương tự như Dropbox. Một số doanh nghiệp khác sử dụng API thân thiện với nhà phát triển và chuyên gia CNTT. Các công ty về dịch vụ tài chính, công nghệ tài chính sử dụng chuỗi khối trong giao dịch tài chính quốc tế.
Thực Tế Áp Dụng Blockchain Vào Các Ngành Tại Việt Nam
Blockchain đã được áp dụng vào ngành sản xuất sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp để:
- Tự động hóa quy trình làm việc.
- Tăng hiệu suất quản lý bảo hiểm.
- Chứng nhận chất lượng hàng hóa.
- Giám sát chuỗi cung ứng thông qua khả năng tự động truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Chuỗi khối còn được áp dụng trong lĩnh vực logistics để:
- Quản lý tình trạng kho bãi
- Xuất nhập hàng hóa.
- Truy vấn và xuất thông tin về hợp động vận chuyển bằng các ký hiệu và mã điện tử.
Blockchain tại Việt Nam được áp dụng thành công nhất trong lĩnh vực tài chính nhờ tính bảo mật và minh bạch:
- Hệ thống ngân hàng hoạt động chính quy tại Việt Nam sử dụng chuỗi khối để chứng thực các giao dịch mà không cần thực hiện sao kê.
- Hợp đồng thông minh tự động hóa những giao dịch hợp lệ theo điều kiện đã được đưa ra.
Chuyển đổi số là hoạt động tạo ra rất nhiều dữ liệu điện tử và các dữ liệu này cần được bảo mật an toàn. Blockchain đã xuất hiện và thực hiện vai trò làm những dữ liệu này trở nên minh bạch, rõ ràng, an toàn và tốn ít chi phí để bảo vệ hơn. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu hơn về Blockchain và vai trò của công nghệ trong quá trình chuyển đổi số. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu về Blockchain, hãy đi đến bài viết khác về chủ đề tại bet999.io website.
Tham khảo thêm: